Giai đoạn 5-6 tháng, lúc bé bắt đầu ngồi vững chính là thời điểm vàng để bắt đầu cho bé ăn dặm. Để trải qua thời kỳ ăn dặm của bé một cách nhẹ nhàng và giúp bé rèn luyện một thói quen ăn uống tốt ngay từ lúc còn nhỏ thì chắc chắn không thể thiếu ghế ăn dặm. Bài viết này sẽ đánh giá chi tiết ưu và nhược điểm của các loại ghế ăn dặm. Để từ đó mẹ có thể dễ dàng lựa chọn cho bé nhà mình một sản phẩm thích hợp.
1. Tác dụng của ghế ăn dặm
Có rất nhiều mẹ phủ nhận tầm quan trọng của một chiếc ghế ăn dặm. Mặc dù biết mỗi người một quan điểm nhưng nếu bạn nghĩ chỉ có ăn dặm theo phương pháp chỉ huy (để bé tự lựa chọn đồ ăn) thì mới cần đến ghế ăn dặm thì bạn hoàn toàn sai rồi.
Dù bạn cho bé ăn theo phương pháp BLW, ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm truyền thống thì một chiếc ghế ăn dặm thật sự rất cần thiết để tập cho bé thói quen ăn uống ngay từ lúc bắt đầu.
Ghế ăn dặm giúp cố định bé khi ăn. Ghế có cấu tạo đặc biệt, có ghế ngồi cùng với khay ăn cho bé, đồng thời có tay vịn vòng quanh khiến bé không thể ngọ nguậy và nhào ra ngoài. Chính vì thế, khi ăn khiến bé tập trung hơn. Lâu dần bé có thể hình thành thói quen biết tập trung ăn uống, không bị sao nhãng khi ăn.
Giữ thói quen khi ăn thì ngồi vào ghế sẽ giúp cho bé có một thái độ tự lập và chủ động khi ăn uống. Bởi mỗi lần đưa bé vào ghế ngồi, bé sẽ ý thức được và không để mẹ phải nhắc hay dỗ dành.
Đây có thể coi là một hình thức đưa bé vào khuôn khổ và kỷ luật ngay từ khi còn rất nhỏ. Sử dụng ghế ăn dặm giúp giữ vệ sinh sạch sẽ. Bữa ăn được bày biện ngay ngắn, gọn gàng sẽ kích thích việc ăn uống của bé hơn so với việc mẹ vừa bế vừa cho bé ăn.
Ngoài ra, ghế ăn dặm còn giúp bé kết nối với cả nhà. Mẹ có thể cho bé ngồi ăn cùng cả nhà để tăng thêm sự thích thú của bé. Giúp bé nhận thức tốt hơn.
2. Phân loại ghế ăn dặm
Trên thị trường hiện nay có 3 loại ghế ăn dặm chủ yếu đó là ghế gấp gọn (booster seat), ghế cao (high chair) và ghế đa năng (có thể ngả nhiều nấc).
2.1 Ghế ăn dặm gấp gọn.
Các loại ghế ăn dặm gấp gọn trên thị trường hiện nay được sản xuất chủ yếu bằng nhựa với nhiều tính năng và công dụng vượt trội. Điển hình là khả năng tháo ra, dễ gấp gọn nên bạn có thể mang đi xa một cách dễ dàng.
Ghế ăn dặm gấp gọn lại cực kỳ dễ vệ sinh. Bạn có thể tháo các phần ra và xả sạch bằng nước dễ dàng mà không làm hỏng ghế.
Nhiều loại ghế ăn dặm gấp gọn còn được thiết kế thêm các đai an toàn để có thể dễ dàng đặt lên ghế cao. Nó có thể thay thế ghế cao một cách hoàn hảo.
Giá thành của các loại ghế gấp gọn cũng vừa phải, nó chỉ dao động từ 4 trăm đến 1 triệu đồng. Vì vậy nó phù hợp với nhiều gia đình.
Nhược điểm của dòng ghế này là ở chất liệu sản phẩm. Vì nó được làm bằng nhựa nên nếu bạn có ý định cho bé ăn theo phương pháp BWL hoặc để đồ ăn ra khay ăn của ghế thì nên lựa chọn các loại ghế có thương hiệu và xuất xứ tin tưởng. Tránh mua phải nhựa kém chất lượng có chứa BPA, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đế sức khỏe của bé.
Ngoài ra, dòng ghế ăn dặm gấp gọn thường được thiết kế nhỏ gọn nên chỉ phù hợp cho các bé đến khoảng 3 tuổi. Các bé lớn hơn sẽ rất khó chịu khi ngồi trong ghế này.
Xem thêm: Xe đẩy em bé loại nào tốt nhất tại đây
2.2 Ghế cao (High chair)
Ghế ăn dặm loại cao thường được làm bằng gỗ hoặc nhựa. Ưu điểm của các loại ghế cao thường rất chắc chắn và sử dụng được rất lâu dài. Bé 4 - 4,5 tuổi có thể vẫn sử dụng thoải mái.
Loại ghế gỗ có ưu điểm là rất bền và chắc. Ngay cả khi bé ngồi ăn hay nghịch ngợm cũng rất ít khi bị xô ngã hoặc đổ nhào ra ngoài. Ba mẹ cũng hoàn toàn có thể yên tâm khi đặt đồ ăn thức uống lên khay mà không lo khay bị nặng hoặc cồng kềnh.
Tuy nhiên, ghế cao lại có một số nhược điểm đó là cồng kềnh, nặng nên không phù hợp với nhà nhỏ. Hơn nữa việc tháo lắp để vệ sinh cũng không đơn giản. Giá thành của các loại ghé cao cũng thường đắt hơn rất nhiều với với các loại ghế gấp gọn. Giá của nó hầu như toàn trên 1 triệu đồng.
2.3 Ghế ngả ra nhiều nấc
Ghế ngả ra nhiều nấc thường có cấu tạo bằng nhựa có thể ngả được 2,3 nấc và được lót thêm đệm lưng để tăng thêm chức năng nằm cho bé.
Ưu điểm lớn nhất của loại ghế này là có thể sử dụng từ lúc bé còn sơ sinh. Nó có thể gắn thêm đồ chơi để thay thế một chiếc ghế rung cho bé.
Nó cũng được thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng tháo lắp và vệ sinh nên rất thuận tiện.
Nhược điểm lớn nhất của dòng ghế này là giá thành đắt. Hầu hết các loại ghế ngả trên thị trường đều bán với giá từ 1,5 đến 2 triệu đồng.
3. Tiêu chí lựa chọn ghế ăn dặm
Độ an toàn. Với bất cứ loại ghế ăn dặm nào thì tiêu chí đầu tiên để lựa chọn chắc chắn là độ an toàn của ghế. Mỗi loại ghế đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng mức độ an toàn của ghế lại phụ thuộc vào chất liệu, thiết kế, độ cao thấp và dây đai cho bé.
Ba mẹ nên cân nhắc giữa các loại chất liệu khác nhau, tránh chọn loại ghế nhựa mỏng, mềm giá rẻ, dễ giòn, dễ gãy. Hơn nữa, thiết kế của ghế phải có chân đủ rộng, không bị lỗi hay bị cập kênh.
Độ cao thấp của ghế phụ thuộc vào thể trạng của bé, nếu bé mập mạp hoặc cứng cáp nên chọn loại ghế cao hơn một xíu các mẹ nhé. Phụ huynh cũng nên chọn loại ghế có dây đai an toàn, từ 3-5 điểm để cố định bé mỗi khi ăn.
Khả năng tháo lắp để dễ dàng vệ sinh. Tùy thuộc vào chất liệu và thiết kế của từng dòng ghế để bố mẹ có thể cân nhắc để lựa chọn.
Kích thước của từng loại ghế. Thông thường các loại ghế ăn dặm gấp gọn có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loại ghế cao. Tuy nhiên, nếu bố mẹ muốn đầu tư các loại ghế cao có kích thước nhỏ, không quá cồng kềnh có thể cân nhắc các loại ghế cao bằng nhựa thay vì bằng gỗ.
Lựa chọn thương hiệu sản phẩm. Nên chọn các loại ghế có thương hiệu xuất xứ rõ ràng để đảm bảo đủ an toàn từ chất liệu, thiết kế cũng như độ an toàn của sản phẩm.
Giá thành của sản phẩm. Căn cứ vào tình hình tài chính của mỗi gia đình để bố mẹ cân nhắc lựa chọn ghế cho con. Nhưng lời khuyên thật sự là dù đắt hay rẻ bố mẹ cũng nhất định phải sắm cho bé yêu của mình một chiếc ghế ăn dặm.
4. Đánh giá 9 loại ghế ăn dặm tốt nhất hiện nay
Sau khi đã tìm hiểu về ghế ăn dặm, ba mẹ lại băn khoăn không biết nên lựa chọn loại ghế nào là phù hợp. Bài viết này đưa ra gợi ý về các loại ghế đang được ưa chuộng trên thị trường với những ưu và nhược điểm của chúng. Ba mẹ hoàn toàn có thể dựa vào đó để so sánh và tìm ra cho bé nhà mình một chiếc ghế phù hợp nhất với nhu cầu, hoàn cảnh và khả năng tài chính của gia đình mình nhé.
Ghế ăn dặm Mastela
Ghế ăn dặm Mastela có xuất xứ từ Mỹ và được đánh giá là một trong những dòng ghế ăn dặm được ưa chuộng nhất trên thế giới. Vì chất lượng hay giá thành thì nó đều thỏa mãn được thị hiếu của người tiêu dùng.
Hãng Mastela tung ra thị trường rất nhiều mẫu mã thiết kế khác nhau. Từ các dòng ghế cao, ghế gấp gọn, ghế ngả ra nhiều nấc đều rất xịn và chắc chắn.
Ưu điểm:
Nhược điểm
Ghế ăn dặm Carter
Ghế ăn dặm Cater là một nhánh của dòng ghế ăn dặm Mastela. Nó được sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu của châu Âu nên được xếp vào dòng ghế ăn dặm cao cấp.
Hầu như các dòng ghế của Carter đều được sản xuất tại Đài Loan nhưng được kiểm định và chứng nhận rõ ràng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
Ưu điểm:
Nhược điểm
Ghế ăn dặm AB
Thương hiệu ghế ăn dặm AB được xem là bản dupe hoàn hỏa của ghế ăn dặm Carter Mastela. Đây là dòng ghế có xuất xứ từ Việt Nam dành cho các bé từ 6 tháng đến 4 tuổi
Nhìn sơ bộ thiết kế thì ghế ăn dặm AB không khác gì so với hai loại trên. Nhưng nó được sản xuất với nhiều màu sắc như vàng, trắng, hồng hoặc xanh nhạt. Lưng tự chắc chắn cùng với thiết kế khay ăn rộng rãi và có gờ tránh làm rơi thức ăn ra ngoài.
Ưu điểm:
Nhược điểm
Ghế ăn dặm Summer
Ghế ăn dặm Summer xuất xứ từ Mỹ là một ứng cử viên nặng ký trên thị trường ghế ăn dặm cho bé. Ghế Summer có thiết kế chân rất thấp, nhưng lại có các dây đai an toàn xung quanh chân.
Các đai này nhằm cố định ghế ăn dặm vào một chiếc ghế khác như ghế gỗ thông thường, hoặc ghế trong phòng ăn, để bé có thể ngồi ăn cùng với cả gia đình. Hơn nữa, khi cho bé ăn, thay vì phải cúi khom người hoặc ngồi thấp như với những loại ghế khác. Bố mẹ hoàn toàn có thể thoải mái ngồi trên một chiếc ghế bên cạnh, cho bé ăn ngang với tầm của mình.
Ưu điểm:
Nhược điểm
Ghế ăn dặm Fisher Price
Fisher Price là thương hiệu ghế ăn dặm đến từ Mexico. Đây là thương hiệu ghế có rất nhiều loại khác nhau, trong số đó nổi bật là chiếc Fisher Price P0109 rất được ưa chuộng.
Có thiết kế rất khác biệt so với 4 loại ghế trên nên P0109 rất dễ được nhận dạng. Thoạt nhìn, ghế trông khá cục mịch khi chỉ bao gồm 1 chiếc tựa lưng cùng bàn ăn. Phần thân ghế cùng chỗ ngồi và tay ghế được nối liền thành một khối, rất chắc chắn. Ghế cũng có đai an toàn bảo vệ bé khi ăn. Phần chân ghế ngắn với ba nấc điều chỉnh độ cao để ba mẹ lựa chọn.
Ưu điểm:
Nhược điểm
Ghế ăn dặm Việt Nhật
Ghế ăn dặm Việt Nhật là chiếc ghế mà nhiều bà mẹ bỉm sữa rỉ tai nhau rằng “nhỏ nhưng có võ” vì những ưu điểm tuyệt vời.
Trước tiên về thiết kế, khác với hai loại ghế trên, ghế ăn dặm Việt Nhật thoạt tiên trông như một chiếc ghế bành có gắn thêm khay ăn. Chính điều này giúp ba mẹ có thể tháo khay ăn khi không dùng và dùng chiếc ghế cho bé ngồi học, hoặc vui chơi, rất tiện lợi.
Thiết kế của ghế cũng khá đơn giản, thông thoáng, màu sắc gồm màu be kết hợp với khay ăn hồng hoặc xanh, đỏ. Ghế có chiếc nệm nhỏ xinh có hình thù dễ thương, vừa giúp tô điểm cho ghế, lại giúp bé cảm thấy thoải mái khi ngồi.
Chất liệu ghế từ nhựa PP cứng vừa chắc vừa không độc hại. Ưu điểm lớn nhất của ghế là giá thành, chỉ dao động trên dưới 100K/ 1 sản phẩm.
Nhưng với mức giá cực rẻ như vậy thì ghế ăn dặm Việt Nhật lại không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn với một chiếc ghế ăn dặm. Nó chỉ phù hợp với các bé có thể ngồi vững vàng từ 1 tuổi trở lên.
Các loại ghế cao tốt nhất
Thị trường ghế ăn dặm cao cho bé cũng không kém cạnh so với các loại ghế ăn dặm gấp gọn. Trong đó phải kể đến các dòng ghế ghỗ và ghế nhựa khung kim loại như ghế ăn dặm Autoru, Ikea, Farlin... Nếu mẹ có điều kiện thì có thể đầu tư các loại ghế cao hoặc ghế ngả theo nhiều nấc tận dụng được nhiều chức năng của nó nhé.
Kết luận:
Trên đây là tất cả những lời khuyên cũng như những đánh giá chi tiết nhất ghế ăn dặm loại nào tốt và an toàn nhất hiện nay. Hi vọng sau bài viết này bố mẹ có thể chọn cho bé yêu của mình được những sản phẩm ưng ý.