Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc làm đẹp cho phụ nữ, tăng cường sức khỏe miễn dịch cho gia đình cũng như tăng cường sức khỏe sinh lý của nam giới. Nhưng bạn đã biết bổ sung kẽm loại nào tốt để đạt hiệu quả cao nhất. Bài viết này sẽ giúp các bạn làm rõ điều đó.
1. Viên Kẽm (Zinc) là gì?
Kẽm là một khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể. Nó được xem là một khoáng chất vi lượng và tồn tại ở trong cơ thể chúng ta với một liệu lượng nhỏ. Tuy nhiên nó lại cực kỳ cần thiết cho hơn 300 phản ứng enzym khác nhau.
Kẽm trong cơ thể chúng ta thường tồn tại trong các cơ. Nó cũng được tìm thấy ở nồng độ cao trong các tế bào máu đỏ, bạch cầu, xương, da, thận, gan, tuyến tiền liệt và võng mạc.
Không giống như các chất khác, chúng ta chỉ có thể bổ sung kẽm từ bên ngoài bởi kẽm không tự sản xuất bởi cơ thể. Với chế độ ăn uống đa dạng, cơ thể bạn thường có đủ kẽm. Nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt gà, thịt đỏ, các loại ngũ cốc...Hàu chứa nhiều kẽm mỗi khẩu phần hơn bất kỳ thực phẩm nào khác
2. Tác dụng của kẽm
Kẽm là khoáng chất rất phổ biến và cần thiết cho mọi sự sống . Tất cả những sinh vật sống từ những vi sinh vật nhỏ nhất đến con người đều cần kẽm để sống vì nó cần thiết trong quá trình trao đổi chất cụ thể.
Trong cơ thể, kẽm hoạt động như một chất chống oxy hóa . Chất chống oxy hóa là những hợp chất có tác dụng chống lại sự phá hủy các tế bào của chúng ta gây ra bởi các hợp chất có hại được gọi là các gốc tự do. Chiến đấu với tổn thương tế bào này giúp làm chậm tác động của lão hóa và hỗ trợ sự phân chia tế bào khỏe mạnh.
Kẽm nói riêng cũng được biết là ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư, nó giúp các tế bào khỏe mạnh phân chia . Như vậy nó đôi khi được sử dụng như một điều trị ung thư toàn diện.
+ Kẽm giúp cân bằng hormone. Kẽm tham gia vào quá trình sản xuất hormone và duy trì lượng hormone thích hợp. Nghiên cứu cho thấy kẽm liên quan trực tiếp với testosterone, estrogen, progesterone. Nó có tác dụng đảm bảo sự khỏe mạnh cho các cơ quan: tuyến giáp, buồng trứng, tuyến thượng thận, tinh hoàn, vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến tụy.
Vì vậy, mức kẽm thấp có thể làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp dẫn đến nhiều sự gián đoạn nội tiết tố khác như sản xuất progesterone thấp, sản xuất estrogen thấp và sản xuất testosterone thấp.
+ Kẽm cần thiết cho làn da khỏe mạnh. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, kẽm hỗ trợ làm lành vết thương nhanh trên da. Nó cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Vì thế, nó thường được sử dụng trong các loại thuốc bôi an toàn trên da.
+ Kẽm cần thiết cho việc tiêu hóa thực phẩm. Kẽm giúp phân hỉu chất béo, carbohydrate và protein. Kẽm cần thiết cho các phản ứng enzyme khác nhau khi chuyển hóa các chất dinh dưỡng này. Vì vậy thiếu kẽm có thể gây ra các triệu chứng như rối loạn ruột bị rò rỉ, đầy bụng, hấp thụ chất dinh dưỡng kém, mệt mỏi, thiếu máu...
Kẽm là khoáng chất quan trọng cho trẻ em. Nó là chất quan trọng cho hệ thống thần kinh trung ương và sự phát triển của não bộ. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến vấn đề nhận thức cũng như khó khăn trong việc tập trung ở trẻ em.
Kẽm có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của mắt. Kẽm có thể được lưu trữ trong các điểm vàng, đó là một phần của võng mạc. Thiếu kẽm có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng (hiện tượng này thường gặp ở người cao tuổi)
Kẽm hoạt động chặt chẽ với vitamin A giúp nó tạo ra melanin giúp bảo vệ ống kính của mắt khỏi bị hư hại do oxy hóa. Hiện nay có một số nghiên cứu cho rằng dùng kẽm cùng với việc bổ sung chất chống oxy hóa có thể làm giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Kẽm hỗ trợ khả năng sinh sản. Một số nghiên cứu và thử nghiệm đã liên kết tình trạng kẽm kém với chất lượng tinh trùng thấp và vô sinh ở nam giới.
Kẽm có tác dụng trong việc điều trị mụn trứng cá. Vì nó là chất oxy hóa và cực kỳ có lợi cho hệ thống miễn dịch của da. Các nghiên cứu đã chứng minh kẽm có tác dụng làm giảm viêm do mụn trứng cá gây ra.
Ngoài ra, kẽm được tìm thấy trong một số sản phẩm chăm sóc da hàng ngày như mỹ phẩm, các loại thuốc điều trị mụn, phát ban, kem chống nắng... Trong thực tế, kẽm oxit ngăn chặn nhiều tia UV hơn bất kỳ thành phần nào khác được sử dụng trong kem chống nắng.
3. Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt kẽm
Khi nhận thấy các dấu hiệu này trên cơ thể thì khả năng bạn đang bị thiếu hụt kẽm rất lớn. Các triệu chứng thường nhận thấy rõ ràng bao gồm:
+ Các vấn đề về da như chữa lành vết thương kém, mụn trứng cá, viêm da
+ Rụng tóc nhiều. Thường xuyên bị dị ứng, phát ban...
+ Nhiễm trùng tái phát, chức năng miễn dịch kém, rất hay bị cảm...
+ Các vấn đề liên sinh sản cho cả phụ nữ và nam giới. Chẳng hạn như việc khó thụ thai hoặc giảm khả năng tình dục...
+ Rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu, thường xuyên cảm thấy bồn chồn, lo lắng
+ Suy giảm thị lực, mất mùi vị. Tiêu chảy hoặc liên quan đến các hội chứng ruột kích thích khác.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, dấu hiệu nhận biết việc thiếu hụt kẽm thường nhìn thấy ở việc biếng ăn, rối loạn giấc ngủ và hành vi. Chẳng hạn như việc bé thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm, vết thương khó lành...
Xem thêm: Vitamin tổng hợp cho bà bầu loại nào tốt nhất tại đây
4. Cách bổ sung kẽm hợp lý
Theo USDA đề nghị lượng kẽm cần thiết cần bổ sung mỗi ngày được chia ra theo các trường hợp:
Nam giới trưởng thành và thiếu niên — 15 milligam (mg) mỗi ngày. Phụ nữ trưởng thành và thiếu niên - 12 mg mỗi ngày. Phụ nữ có thai - 15 mg mỗi ngày. Phụ nữ cho con bú — 16 đến 19 mg mỗi ngày. Trẻ em từ 4 đến 10 tuổi - 10 mg mỗi ngày. Trẻ em sinh ra từ 3 tuổi - 5 đến 10 mg mỗi ngày.
Kẽm được tìm thấy nhiều trong thực phẩm, vì thế chỉ cần duy trì một chế độ ăn uống dinh dưỡng và lành mạnh là bạn đã đảm bảo đủ lượng kẽm cần thiết hàng ngày.
Tuy nhiên với các tình trạng khác như mụn trứng cá, loãng xương, thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi, chuột rút cơ, và thậm chí loét dạ dày... dường như đều có thể điều trị được bằng kẽm với liều kẽm nguyên tố từ 30 mg đến 135 mg mỗi ngày.
Ở liều lượng cao hơn như vậy, kẽm thường được tìm thấy ở các dạng viên uống bổ sung. Kẽm có thể được uống cùng với các vitamin A, C và B12, tránh dùng cùng với sắt, đồng và vitamin B9.
Khi lựa chọn một chất bổ sung kẽm, điều quan trọng là phải hiểu rằng các dạng hợp chất kẽm khác nhau tạo ra các mức kẽm tổng số nguyên tố khác nhau. Kẽm gluconate, kẽm sulfate và kẽm acetate cung cấp các lượng nguyên tố kẽm khác nhau.
Vì vậy điều quan trọng là bạn kiểm tra sản phẩm bạn đang sử dụng để đảm bảo liều tối ưu của những lợi ích mà bạn mong muốn nhận được. Chẳng hạn, khoảng 23% kẽm sulfat bao gồm kẽm nguyên tố, do đó 220 mg kẽm sulfat chứa 50 mg kẽm nguyên tố. Hàm lượng kẽm nguyên tố sẽ được cung cấp tùy thuộc vào từng hãng sản xuất khác nhau.
Khi uống viên kẽm bổ sung bạn nên uống sau ăn 1-2 giờ vì khi uống vào lúc đói có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày cho bạn. Khi uống kẽm bạn chỉ nên uống theo hướng dẫn của bác sỹ và nhà sản xuất. Nên uống đúng liều lượng, không uống quá liều sẽ gây ra phản tác dụng.
Bởi uống quá nhiều kẽm sẽ làm giảm mức độ đồng mà magie trong cơ thể. Mà đồng giúp cơ thể hấp thu sắt, do đó thiếu đồng dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt. Tiêu thụ quá nhiều kẽm có nghĩa là cơ thể của bạn bỏ lỡ rất nhiều chất cần thiết khác để hoạt động khỏe mạnh.
5. Đánh giá Viên Bổ sung kẽm loại nào tốt nhất hiện nay
Tùy vào từng nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau mà bạn có những sự lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm loại nào tốt nhất cho bản thân mình. Dưới đây là tổng hợp các loại kẽm phổ biến và có tác dụng riêng biệt được ưa chuộng.
5.1 Viên kẽm trị mụn
Khi nhắc đến các viên uống trị mụn thì kẽm chắc chắn sẽ nằm trong danh sách thành phần sản phẩm. Là một chất chống oxy hóa, nó cũng giúp có tác dụng chống viêm trên da. Nó cũng giúp phá vỡ một hóa chất gọi là chất gây ra bã nhờn trên da. Hơn thế nữa, nó vận chuyển vitamin A xung quanh cơ thể (Vitamin A là một trong những chất điều trị mụn hiệu quả).
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người bị mụn thường có hàm lượng kẽm thấp. Vì vậy, điều quan trọng là tránh thiếu hụt bằng cách bao gồm nó trong thói quen bổ sung của bạn. Uống kẽm thường xuyên cũng sẽ giúp cơ thể bạn tận dụng tối đa các vitamin A và axit béo omega 3 mà bạn tiêu thụ.
Bởi vậy mà trong các viên kẽm trị mụn ngoài lượng nguyên tố kẽm ra thường được bổ sung thêm các chất điều trị mụn khác như vitamin A, vitamin E, vitamin C, vitamin B6... Những chất bổ sung này có tác dụng tốt trong việc tăng hiệu quả điều trị mụn.
Khi đánh giá viên bổ sung kẽm loại nào tốt cho mụn thì Puritan's Pride Zinc được đánh giá là một trong những sản phẩm tốt nhất hiện nay. Kẽm được thêm vào ở liều 50 mg dưới dạng gluconate dễ hấp thu.
Hơn thế nữa trong thành phần còn tìm nhìn thấy Vitamin A 1000 IU, Vitamin C 150 mg, Vitamin E 50 IU, Vitamin B-6 20 mg, Rose Hips 10 mg có hiệu quả cao trong giảm tối đa tình trạng mụn trên da. Ngoài ra, các chất này cũng là các chất chống oxy hóa và là các chất chống viêm tốt. Vì thế nó có thể cải thiện nếp nhăn và độ đàn hồi của da.
Ngoài Puritan's Pride Zinc, khi bị mụn bạn cũng có thể tìm đến các thương hiệu nổi tiếng khác như viên trị mụn Murad, viên Uống Kẽm Trị Mụn Holland And Barrett ZinC, viên Kẽm Tự Nhiên Blackmores Bio Zinc 84 viên của Úc, viên uống trị mụn DHC của Nhật Bản.
Đây đều là các thương hiệu rất nổi tiếng và được đánh giá là các dòng viên kẽm bổ sung cho mụn tốt nhất hiện nay. Ngoài thành phần kẽm, chúng còn được bổ sung rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe của làn da.
Nhược diểm của sản phẩm này là chứa hàm lượng vitamin A cao nên có thể gây ra hiện tượng dị tật ở thai nhi. Vì vậy mẹ bầu hoặc những bạn nghi ngờ có khả năng mang thai không nên sử dụng sản phẩm này. Viên nén khá to nên có thể gây ra hiện tượng khó nuốt ở một số người.
5.2 Viên kẽm bổ sung cho bé
Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Không chỉ vậy, thiếu kẽm có liên quan đến sự phát triển nhận thức kém, chậm phát triển về trí não của trẻ.
Hơn nữa, kẽm đã được chứng minh có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nếu con bạn được cung cấp đủ lượng kẽm thông qua việc ăn uống là tốt nhất. Tuy nhiên nếu trường hợp bé dễ bị cảm lạnh, cúm...điều đó báo hiệu cho mẹ biết hệ miễn dịch của bé không hề khỏa mạnh.
Để đánh giá được viên kẽm bổ sung loại nào tốt cho bé mẹ cần tìm mua các thương hiệu lớn. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Đặc biệt không nên cho bé uống đúng liều lượng, không nên uống quá liều.
Các loại viên kẽm bổ sung cho bé hiện nay trên thị trường thường được kết hợp với vitamin C ở dưới dạng kẹo hoặc viên ngậm để tăng sự thích thú cho bé.
Xem thêm: Vitamin D cho trẻ sơ sinh loại nào tốt tại đây
5.3 Thuốc bổ sung kẽm cho nam giới
Ngoài những tác dụng của kẽm với sức khỏe như tăng sức đề kháng, giảm mụn, hỗ trợ sức khỏe của tim mạch thì kẽm lại có một tác dụng đặc biệt đối với nam giới. Nó hỗ trợ và thúc đẩy mức testosterone tự nhiên trong cơ thể.
Testosterone là một hormone (nội tiết tố nam) được chủ yếu sinh ra từ tinh hoàn của nam giới và đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tinh trùng. Khi lượng testosterone giảm nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới, đời sống tình dục cũng như chất lượng tinh trùng.
Đánh giá viên kẽm bổ sung loại nào tốt nhất cho nam giới cần kể đến các viên kẽm có bổ sung tinh chất hàu biển. Lượng kẽm tự nhiên trong hàu cao hơn gấp nhiều lần so với thực phẩm hàng ngày và cực kỳ dễ hấp thu vào cơ thể. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chất lượng tốt từ Nhật Bản, Việt Nam, Úc... mà bạn có thể tham khảo.
Vai trò của kẽm trong sức khỏe và ham muốn tình dục là một phần liên quan đến tác động của khoáng chất kẽm đối với testosterone. Nghiên cứu cho thấy rằng kẽm có thể cải thiện số lượng tinh trùng và khả năng bơi lội của chúng. Đó là lý do tại sao khi bạn bị các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản thì bác sĩ thường kê đơn bổ sung thêm các loại thuốc bổ sung kẽm.
Kết luận:
Từ bài viết này hi vọng bạn có thể có những thông tin cần thiết nhất về kẽm cũng như những lợi ích của kẽm đối với cơ thể. Từ đó có thể đánh giá được viên bổ sung kẽm loại nào tốt và có những lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.